Khu du lịch sinh thái quốc gia

Măng Đen

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Huyện Kon Plông tham gia Hội thi Cồng chiêng, Xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ Nhất năm 2022

         Nói đến văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng, chúng ta không thể không nhắc đến Cồng chiêng, Xoang. Những tiếng Cồng, tiếng Chiêng và những điệu múa Xoang luôn gắn với đồng bào các dân tộc thiểu số; trong các lễ hội, trong cuộc sống hàng ngày. Từ những cụ già, những nam thanh, nữ tú, những em nhỏ không ai là không biết đến Cồng Chiêng, đến múa Xoang, đến những bài hát dân ca .....

        Cồng Chiêng, Xoang đang rất được quan tâm phát huy và gìn giữ trong toàn tỉnh Kon Tum trong đó có huyện Kon Plông. Để những thế hệ con cháu mai sau không quên đi nguồn cội, không quên đi những giá trị văn hóa của dân tộc mình, của cha ông mình!

Hội thi Cồng chiêng, Xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ Nhất năm 2022 được tổ chức để chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày Thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc) (18/11/1930-18/11/2020), kỷ niệm 77 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/1945–23/11/2022) và chào mừng kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum (09/02/1913–09/02/2023);

(Nghệ nhân thôn Kon Chênh, xã Măng Cành, huyện Kon Plông tham gia Hội thi)

Hội thi được tổ chức từ ngày 16/11 đến ngày 18/11/2022 tại Thành phố Kon Tum. tỉnh Kon Tum.

Tham gia hội thi lần này, Huyện Kon Plông có 2 đội nghệ nhân với 50 nghệ nhân. Nội dung các bài thi được tập luyện, chuẩn bị chu đáo. Mỗi đội cồng chiêng tham gia thi 01 bài, bao gồm: Diễn tấu các bài cồng chiêng truyền thống và múa xoang của các dân tộc thiểu số. Khuyến khích kết hợp diễn tấu các nhạc cụ truyền thống, hát dân ca, tái hiện một đoạn nghi lễ, lễ hội truyền thống tiêu biểu, trong đó cồng chiêng giữ vai trò chủ đạo.

Huyện Kon Plông tham gia Hội thi lần này với mục đích nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Kon Plông, đặc biệt là Không gian Văn hóa cồng chiêng. Đồng thời, Hội thi là dịp quảng bá giá trị di sản văn hóa truyền thống đặc sắc các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, tạo sự giao lưu văn hóa, góp phần bảo tồn, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống, gắn với thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

                                                                                                                                                                                                                                                                                   Phương Vũ


Tác giả: Phương Vũ
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội